Rất đơn giản, bạn hãy chuẩn bị sáu cái Lọ (có thể là két sắt hay tài khoản ngân hàng)- ta gọi là 6 cái quỹ tài chính. Mỗi cái Lọ có tên và chức năng nhất định. Mỗi khi có tiền (lương, thưởng, lợi nhuận bán hàng, hoặc bất kể nguồn thu nhập nào) hãy chia khoản tiền này vào ngay 6 cái lọ. Việc này cần làm ngay, tạo thành thói quen.
Tên và cách dùng từng Lọ như sau:
1. Nhu cầu thiết yếu – NEC: 55%
Quỹ NEC giúp bạn đảm bảo nhu cầu thiết yếu hằng ngày của cuộc sống. Bạn dùng quỹ NEC để ăn uống, sinh hoạt; vui chơi, giải trí, mua sắm và các chi phí khác.
Xin lưu ý: Nếu hiện tại quỹ NEC của bạn ở mức trên 80% thu nhập, bạn cần tăng cường thêm nguồn thu nhập hay cắt giảm chi phí để đạt được tự do tài chính.
2. Tiết kiệm dài hạn – LTSS: 10%
Bạn cần quỹ LTS vì điều quan trọng không phải là bạn kiếm được bao nhiêu mà là bạn giữ được bao nhiêu. Bạn sử dụng quỹ cho những mục tiêu lâu dài, thực hiện những ước mơ của bạn.
Xin lưu ý: quỹ này không phải là tiết kiệm tiền dành cho khi khó khăn.
3. Giáo dục đào tạo – EDUC: 10%
Bạn cần quỹ EDUC để rèn luyện phát triển bản thân mỗi ngày. Đầu tư tốt nhất là đầu tư vào việc học; “tầm vóc” của bạn càng lớn, bạn càng hấp dẫn được những thứ lớn, cho dù đó là tiền tài, danh vọng hay hạnh phúc. Bạn dùng quỹ EDUC để mua sách, đọc sách phát triển bản thân mỗi ngày; tham gia các khóa học, đào tạo, diễn thuyết; hay gặp gỡ, giao lưu để học hỏi từ những những người thành công.
4. Hưởng thụ – PLAY: 10%
Quỹ PLAY để bạn chăm sóc cái tôi hưởng thụ của bản thân. Quỹ này giúp bạn thể hiện sự yêu quý bản thân; hưởng cảm giác của người thành công; làm những việc như người giàu và tăng cường khả năng đón nhận. Bạn sử dụng quỹ PLAY để làm những việc khiến cho bạn có cảm giác như người giàu: đến những nơi chưa từng đến, ăn những món chưa từng ăn. Mỗi tháng, vào ngày cuối cùng của tháng, bạn phải tiêu hết số tiền trong quỹ này.
5. Cho đi – GIVE: 5%
Quỹ GIVE để giúp bạn thể hiện lòng biết ơn cuộc sống. Cuộc sống còn là sẻ chia, bạn cho đi để nhận lại nhiều hơn. Bạn dùng quỹ GIVE để làm từ thiện; giúp đỡ người thân; gia đình, bè bạn.
6. Quỹ tự do tài chính – FFA: 10%
Tự do tài chính là khi bạn sống một cuộc sống như bạn mong muốn mà không nhất thiết phải làm việc hay phụ thuộc tài chính vào người khác. Bạn cần lập quỹ FFA để có tiền làm việc thay cho bạn. Bằng cách này, bạn đã tạo ra “con ngỗng” đẻ trứng vàng để bạn sử dụng khi không còn làm việc. Bạn chỉ được dùng quỹ này để đầu tư và tạo ra thu nhập thụ động. Càng nhiều tiền làm việc cho bạn, bạn sẽ càng ít phải làm việc hơn.
Xin lưu ý: không bao giờ được ăn thịt con ngỗng!
CÁC LƯU Ý:
1. Vấn đề cho tiền vào các lọ này cần được thực hiện hàng ngày, tôi nói là HÀNG NGÀY. Nếu bạn làm hàng ngày nhưng số tiền chỉ tăng vào mỗi cuối tháng, tức là bạn đang chỉ làm công, ăn lương. Hãy tìm kiếm thêm các nguồn thu nhập thụ động khác để bổ sung nguồn thu của mình mỗi ngày.
2. Quỹ Hưởng thụ PLAY cần được tiêu dùng liên tục, nó phải hết vào mỗi cuối tháng. Nếu nó thừa tiền, bạn cần cân bằng lại cuộc sống của mình bằng cách nghĩ tới việc chăm sóc cho bản thân mình, nếu nó thiếu, bạn cần tập trung cho việc kiếm tiền của mình.
3. Quỹ tự do tài chính FFA, bạn không bao giờ được tiêu tiền trong quỹ này, chỉ dùng nó để đầu tư tạo ra thu nhập thụ động
VẬY BÂY GIỜ LÀM SAO ĐỂ BẮT ĐẦU LUYỆN TẬP PHƯƠNG PHÁP JARS?
- Bạn hãy dành ra thời gian để ngồi tình toán lại tiền bạc cá nhân của chính mình.
- Đầu tiên bạn hãy ghi ra số tiền mà bạn sẽ có mỗi tháng là bao nhiêu, rồi chia đều cho các tài khoản theo tỷ lệ nêu trên.
* Đối với NEC 55% (Tài khoản chi tiêu cần thiết), hiện giờ bạn đã biết giới hạn chi tiêu cần thiết hàng tháng của mình là bao nhiêu rồi, bạn có thể so sánh với trung bình tiêu xài của bạn từ trước đến giờ, nếu nó nhiều hơn số tiền bạn có trong NEC, thì hãy bắt đâu ngồi suy nghĩ để cắt giảm chi tiêu của mình. Chắc chắn khi ngồi tính lại, bạn sẽ thấy được những khoản không cần thiết mà bạn có thể bỏ đi, và nhất là khi bạn đã có 1 con số cụ thể làm giới hạn, bạn sẽ rất dễ dàng điều chỉnh lại thói quen tiêu xài.
* Đối với LTSS 10% (Tài khoản tiết kiệm tiêu dùng cho tương lai), bạn hãy đặt cho mình một mục tiêu trong tương lai là bạn sẽ phải mua cái gì đó có giá trị lớn. Rồi từ LTSS bạn có mỗi tháng, hãy tính thử trong bao lâu bạn sẽ có đủ tiền để mua, từ đó hãy đặt quyết tâm với bản thân để hướng tới mục tiêu đó.
* Đối với EDU 5% (Tài khoản giáo dục), nếu trước mắt bạn không có những dự tính lớn lao nào (như đóng tiền để tham dự những khoá học nọ kia) thì hay nghĩ xem những sách vở tài liệu gì bạn có thể mua được để đọc, tìm tòi, học hỏi và nâng cấp bản thân (ví dụ như mua cuốn Tôi tài giỏi chẳng hạn). Hãy nhớ, bây giờ bạn đã có một khoản cho chuyện đó, nên bạn phải tự thúc đẩy chính bản thân mình tìm tòi học hỏi nhiều hơn nữa. Kiến thức không bao giờ miễn phí, bây giờ bạn đã có tiền, tại sao ko đi mua thêm kiến thức cho mình?
* Đối với FFA 10% (Tài khoản tự do tài chính), hãy nhân số tiền mà mình có hàng tháng với 6 tháng, 12 tháng hoặc 36 tháng. Mục tiêu là để bạn sẽ có được trong đầu số tiền mình có thể dùng để đầu tư trong giai đoạn 6 tháng sắp tới, 1 năm hoặc 3 năm sắp tới là bao nhiêu. Khi đã có con số trong đầu, bạn sẽ dễ dàng kiếm được chỗ thích hơp để đầu tư số tiền đó. Còn hiện tại thì có thể bạn nên ra mở một tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng, mỗi tháng bạn sẽ bỏ vào đúng số tiền trong FFA vào đó. Nếu bạn chưa có dự định đầu tư trong tương lại gần, bạn có thể gửi tiết kiềm dài hạn để có được lãi suất cao hơn.
* Chắc chắn đa số mọi người sẽ rất hứng thú với PLAY 10%, bởi vì đây là tài khoản để bạn hưởng thụ cho bản thân mình. Hãy tiêu xài cho nó thật hợp lý (bởi nó cũng không quá nhiều), và cho đáng công sức mình đã bỏ ra (bởi vì nó sẽ đủ để bạn tự thưởng cho chính mình). Nếu bạn có dự tính du lịch, hoặc cần nhiều hơn khoản PLAY cho phép hàng tháng, bạn có thể để dành vài tháng cho tới khi đủ rồi bạn sẽ xài chúng 1 lần, nhưng phải nhớ là khoản này phải được chi, bạn đừng nên quá tiết kiệm đối với bản thân mình.
* Và GIVE 10% thì là khoản để bạn có thể làm những việc từ thiện, nhưng chưa bao giờ thấy đủ tiền, còn bây giờ bạn đã có một khoản riêng, hay đi giúp người khác, có thể là bạn bè xung quanh, có thể là người xa lạ, nhưng mà sự giúp đỡ nó sẽ nối tiếp và nhân đôi từ người này qua người khác, hãy là người gieo những hạt giống đầu tiên.
- Bạn hãy dành ra thời gian để ngồi tình toán lại tiền bạc cá nhân của chính mình.
- Đầu tiên bạn hãy ghi ra số tiền mà bạn sẽ có mỗi tháng là bao nhiêu, rồi chia đều cho các tài khoản theo tỷ lệ nêu trên.
* Đối với NEC 55% (Tài khoản chi tiêu cần thiết), hiện giờ bạn đã biết giới hạn chi tiêu cần thiết hàng tháng của mình là bao nhiêu rồi, bạn có thể so sánh với trung bình tiêu xài của bạn từ trước đến giờ, nếu nó nhiều hơn số tiền bạn có trong NEC, thì hãy bắt đâu ngồi suy nghĩ để cắt giảm chi tiêu của mình. Chắc chắn khi ngồi tính lại, bạn sẽ thấy được những khoản không cần thiết mà bạn có thể bỏ đi, và nhất là khi bạn đã có 1 con số cụ thể làm giới hạn, bạn sẽ rất dễ dàng điều chỉnh lại thói quen tiêu xài.
* Đối với LTSS 10% (Tài khoản tiết kiệm tiêu dùng cho tương lai), bạn hãy đặt cho mình một mục tiêu trong tương lai là bạn sẽ phải mua cái gì đó có giá trị lớn. Rồi từ LTSS bạn có mỗi tháng, hãy tính thử trong bao lâu bạn sẽ có đủ tiền để mua, từ đó hãy đặt quyết tâm với bản thân để hướng tới mục tiêu đó.
* Đối với EDU 5% (Tài khoản giáo dục), nếu trước mắt bạn không có những dự tính lớn lao nào (như đóng tiền để tham dự những khoá học nọ kia) thì hay nghĩ xem những sách vở tài liệu gì bạn có thể mua được để đọc, tìm tòi, học hỏi và nâng cấp bản thân (ví dụ như mua cuốn Tôi tài giỏi chẳng hạn). Hãy nhớ, bây giờ bạn đã có một khoản cho chuyện đó, nên bạn phải tự thúc đẩy chính bản thân mình tìm tòi học hỏi nhiều hơn nữa. Kiến thức không bao giờ miễn phí, bây giờ bạn đã có tiền, tại sao ko đi mua thêm kiến thức cho mình?
* Đối với FFA 10% (Tài khoản tự do tài chính), hãy nhân số tiền mà mình có hàng tháng với 6 tháng, 12 tháng hoặc 36 tháng. Mục tiêu là để bạn sẽ có được trong đầu số tiền mình có thể dùng để đầu tư trong giai đoạn 6 tháng sắp tới, 1 năm hoặc 3 năm sắp tới là bao nhiêu. Khi đã có con số trong đầu, bạn sẽ dễ dàng kiếm được chỗ thích hơp để đầu tư số tiền đó. Còn hiện tại thì có thể bạn nên ra mở một tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng, mỗi tháng bạn sẽ bỏ vào đúng số tiền trong FFA vào đó. Nếu bạn chưa có dự định đầu tư trong tương lại gần, bạn có thể gửi tiết kiềm dài hạn để có được lãi suất cao hơn.
* Chắc chắn đa số mọi người sẽ rất hứng thú với PLAY 10%, bởi vì đây là tài khoản để bạn hưởng thụ cho bản thân mình. Hãy tiêu xài cho nó thật hợp lý (bởi nó cũng không quá nhiều), và cho đáng công sức mình đã bỏ ra (bởi vì nó sẽ đủ để bạn tự thưởng cho chính mình). Nếu bạn có dự tính du lịch, hoặc cần nhiều hơn khoản PLAY cho phép hàng tháng, bạn có thể để dành vài tháng cho tới khi đủ rồi bạn sẽ xài chúng 1 lần, nhưng phải nhớ là khoản này phải được chi, bạn đừng nên quá tiết kiệm đối với bản thân mình.
* Và GIVE 10% thì là khoản để bạn có thể làm những việc từ thiện, nhưng chưa bao giờ thấy đủ tiền, còn bây giờ bạn đã có một khoản riêng, hay đi giúp người khác, có thể là bạn bè xung quanh, có thể là người xa lạ, nhưng mà sự giúp đỡ nó sẽ nối tiếp và nhân đôi từ người này qua người khác, hãy là người gieo những hạt giống đầu tiên.