Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2018

Mạch test LCD 1602

KH đặt 1 mạch có dính tới LCD 1602, kiếm tới kiếm lui ko thấy mạch cũ hồi trước làm đâu, sẵn có mấy miếng testboard nên trổ tay hàn luôn




Thứ Năm, 11 tháng 10, 2018

Phương pháp quản lý tiền theo nguyên tắc 6 chiếc hũ

Phương pháp quản lý tiền Jars chỉ bằng 6 cái lọ là một công thức nổi tiếng khắp thế giới cả trăm năm nay mà những người thành công đều đã áp dụng. Họ còn truyền lại phương pháp đặc biệt này để giáo dục tư duy triệu phú cho thế hệ sau.

Rất đơn giản, bạn hãy chuẩn bị sáu cái Lọ (có thể là két sắt hay tài khoản ngân hàng)- ta gọi là 6 cái quỹ tài chính. Mỗi cái Lọ có tên và chức năng nhất định. Mỗi khi có tiền (lương, thưởng, lợi nhuận bán hàng, hoặc bất kể nguồn thu nhập nào) hãy chia khoản tiền này vào ngay 6 cái lọ. Việc này cần làm ngay, tạo thành thói quen.

Tên và cách dùng từng Lọ như sau:

1. Nhu cầu thiết yếu – NEC: 55% 

Quỹ NEC giúp bạn đảm bảo nhu cầu thiết yếu hằng ngày của cuộc sống. Bạn dùng quỹ NEC để ăn uống, sinh hoạt; vui chơi, giải trí, mua sắm và các chi phí khác.

Xin lưu ý: Nếu hiện tại quỹ NEC của bạn ở mức trên 80% thu nhập, bạn cần tăng cường thêm nguồn thu nhập hay cắt giảm chi phí để đạt được tự do tài chính.

2. Tiết kiệm dài hạn – LTSS: 10%

Bạn cần quỹ LTS vì điều quan trọng không phải là bạn kiếm được bao nhiêu mà là bạn giữ được bao nhiêu. Bạn sử dụng quỹ cho những mục tiêu lâu dài, thực hiện những ước mơ của bạn.

Xin lưu ý: quỹ này không phải là tiết kiệm tiền dành cho khi khó khăn.

3. Giáo dục đào tạo – EDUC: 10%

Bạn cần quỹ EDUC để rèn luyện phát triển bản thân mỗi ngày. Đầu tư tốt nhất là đầu tư vào việc học; “tầm vóc” của bạn càng lớn, bạn càng hấp dẫn được những thứ lớn, cho dù đó là tiền tài, danh vọng hay hạnh phúc. Bạn dùng quỹ EDUC để mua sách, đọc sách phát triển bản thân mỗi ngày; tham gia các khóa học, đào tạo, diễn thuyết; hay gặp gỡ, giao lưu để học hỏi từ những những người thành công.

4. Hưởng thụ – PLAY: 10%
Quỹ PLAY để bạn chăm sóc cái tôi hưởng thụ của bản thân. Quỹ này giúp bạn thể hiện sự yêu quý bản thân; hưởng cảm giác của người thành công; làm những việc như người giàu và tăng cường khả năng đón nhận. Bạn sử dụng quỹ PLAY để làm những việc khiến cho bạn có cảm giác như người giàu: đến những nơi chưa từng đến, ăn những món chưa từng ăn. Mỗi tháng, vào ngày cuối cùng của tháng, bạn phải tiêu hết số tiền trong quỹ này.

5. Cho đi – GIVE: 5% 
Quỹ GIVE để giúp bạn thể hiện lòng biết ơn cuộc sống. Cuộc sống còn là sẻ chia, bạn cho đi để nhận lại nhiều hơn. Bạn dùng quỹ GIVE để làm từ thiện; giúp đỡ người thân; gia đình, bè bạn.

6. Quỹ tự do tài chính – FFA: 10% 

Tự do tài chính là khi bạn sống một cuộc sống như bạn mong muốn mà không nhất thiết phải làm việc hay phụ thuộc tài chính vào người khác. Bạn cần lập quỹ FFA để có tiền làm việc thay cho bạn. Bằng cách này, bạn đã tạo ra “con ngỗng” đẻ trứng vàng để bạn sử dụng khi không còn làm việc. Bạn chỉ được dùng quỹ này để đầu tư và tạo ra thu nhập thụ động. Càng nhiều tiền làm việc cho bạn, bạn sẽ càng ít phải làm việc hơn.

Xin lưu ý: không bao giờ được ăn thịt con ngỗng!

CÁC LƯU Ý:

1. Vấn đề cho tiền vào các lọ này cần được thực hiện hàng ngày, tôi nói là HÀNG NGÀY. Nếu bạn làm hàng ngày nhưng số tiền chỉ tăng vào mỗi cuối tháng, tức là bạn đang chỉ làm công, ăn lương. Hãy tìm kiếm thêm các nguồn thu nhập thụ động khác để bổ sung nguồn thu của mình mỗi ngày.

2. Quỹ Hưởng thụ PLAY cần được tiêu dùng liên tục, nó phải hết vào mỗi cuối tháng. Nếu nó thừa tiền, bạn cần cân bằng lại cuộc sống của mình bằng cách nghĩ tới việc chăm sóc cho bản thân mình, nếu nó thiếu, bạn cần tập trung cho việc kiếm tiền của mình.

3. Quỹ tự do tài chính FFA, bạn không bao giờ được tiêu tiền trong quỹ này, chỉ dùng nó để đầu tư tạo ra thu nhập thụ động




 
VẬY BÂY GIỜ LÀM SAO ĐỂ BẮT ĐẦU LUYỆN TẬP PHƯƠNG PHÁP JARS?

- Bạn hãy dành ra thời gian để ngồi tình toán lại tiền bạc cá nhân của chính mình.

- Đầu tiên bạn hãy ghi ra số tiền mà bạn sẽ có mỗi tháng là bao nhiêu, rồi chia đều cho các tài khoản theo tỷ lệ nêu trên.

* Đối với NEC 55% (Tài khoản chi tiêu cần thiết), hiện giờ bạn đã biết giới hạn chi tiêu cần thiết hàng tháng của mình là bao nhiêu rồi, bạn có thể so sánh với trung bình tiêu xài của bạn từ trước đến giờ, nếu nó nhiều hơn số tiền bạn có trong NEC, thì hãy bắt đâu ngồi suy nghĩ để cắt giảm chi tiêu của mình. Chắc chắn khi ngồi tính lại, bạn sẽ thấy được những khoản không cần thiết mà bạn có thể bỏ đi, và nhất là khi bạn đã có 1 con số cụ thể làm giới hạn, bạn sẽ rất dễ dàng điều chỉnh lại thói quen tiêu xài.

* Đối với LTSS 10% (Tài khoản tiết kiệm tiêu dùng cho tương lai), bạn hãy đặt cho mình một mục tiêu trong tương lai là bạn sẽ phải mua cái gì đó có giá trị lớn. Rồi từ LTSS bạn có mỗi tháng, hãy tính thử trong bao lâu bạn sẽ có đủ tiền để mua, từ đó hãy đặt quyết tâm với bản thân để hướng tới mục tiêu đó.

* Đối với EDU 5% (Tài khoản giáo dục), nếu trước mắt bạn không có những dự tính lớn lao nào (như đóng tiền để tham dự những khoá học nọ kia) thì hay nghĩ xem những sách vở tài liệu gì bạn có thể mua được để đọc, tìm tòi, học hỏi và nâng cấp bản thân (ví dụ như mua cuốn Tôi tài giỏi chẳng hạn). Hãy nhớ, bây giờ bạn đã có một khoản cho chuyện đó, nên bạn phải tự thúc đẩy chính bản thân mình tìm tòi học hỏi nhiều hơn nữa. Kiến thức không bao giờ miễn phí, bây giờ bạn đã có tiền, tại sao ko đi mua thêm kiến thức cho mình?

* Đối với FFA 10% (Tài khoản tự do tài chính), hãy nhân số tiền mà mình có hàng tháng với 6 tháng, 12 tháng hoặc 36 tháng. Mục tiêu là để bạn sẽ có được trong đầu số tiền mình có thể dùng để đầu tư trong giai đoạn 6 tháng sắp tới, 1 năm hoặc 3 năm sắp tới là bao nhiêu. Khi đã có con số trong đầu, bạn sẽ dễ dàng kiếm được chỗ thích hơp để đầu tư số tiền đó. Còn hiện tại thì có thể bạn nên ra mở một tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng, mỗi tháng bạn sẽ bỏ vào đúng số tiền trong FFA vào đó. Nếu bạn chưa có dự định đầu tư trong tương lại gần, bạn có thể gửi tiết kiềm dài hạn để có được lãi suất cao hơn.

* Chắc chắn đa số mọi người sẽ rất hứng thú với PLAY 10%, bởi vì đây là tài khoản để bạn hưởng thụ cho bản thân mình. Hãy tiêu xài cho nó thật hợp lý (bởi nó cũng không quá nhiều), và cho đáng công sức mình đã bỏ ra (bởi vì nó sẽ đủ để bạn tự thưởng cho chính mình). Nếu bạn có dự tính du lịch, hoặc cần nhiều hơn khoản PLAY cho phép hàng tháng, bạn có thể để dành vài tháng cho tới khi đủ rồi bạn sẽ xài chúng 1 lần, nhưng phải nhớ là khoản này phải được chi, bạn đừng nên quá tiết kiệm đối với bản thân mình.

* Và GIVE 10% thì là khoản để bạn có thể làm những việc từ thiện, nhưng chưa bao giờ thấy đủ tiền, còn bây giờ bạn đã có một khoản riêng, hay đi giúp người khác, có thể là bạn bè xung quanh, có thể là người xa lạ, nhưng mà sự giúp đỡ nó sẽ nối tiếp và nhân đôi từ người này qua người khác, hãy là người gieo những hạt giống đầu tiên.

Mạch công tắc điện tử có chức năng hẹn giờ


Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2018

Tự chế bộ rung cho Hộp đựng dung dịch ăn mòn pcb

Các vật dụng gồm có:
- Moteur trong tay chơi game
- Đầu ông nước phi 27
- Kềm, cưa, keo...
- Nguồn cấp: 5V-500mA





Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2018

Sprint Layout 5.0 FULL Phần mềm vẽ mạch

Sprint Layout 5.0 FULL Phần mềm vẽ mạch

   
   Phần mềm sprint layout cho phép vẽ 2 lớp ( với ta thế là quá đủ )
   Nó có dung lượng rất nhỏ bé và cực gọn . khả năng đi track rất linh hoạt , tuy bé nhỏ nhưng cũng hội tụ nhiều yếu tố chuyên nghiệp như tạo thư viện , định nghĩa lỗ .

   Đặc biệt các đường đổ " plate " của nó cứ gọi là cực nhanh và tuyệt . Phần mềm này vẽ các bo mạch công suất , công nghiệp ăn đứt mấy thằng protel , Orcad ...
   Sprint layout phần mềm tập trung vào vẽ thủ công , vẽ pcb --- Không shematic

Home: Sprint Layout

Link download: Sprint Layout 5.0 FULL & Huong dan su dung

Nguồn: queduong

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2018

Làm mạch in thủ công

Biết làm mạch in là một yêu cầu rất cần thiết khi nghiên cứu về điện tử. Mạch in thủ công sẽ giúp chúng ta có thể thử thiết kế mới một cách nhanh chóng, thay vì phải dùng rất nhiều dây điện để liên kết các linh kiện trên breadboard. Ngoài ra một mạch in sẽ giúp cho thiết kế chúng ta gọn gàng hơn, nhìn hiện đại hơn. Mạch in đặt hàng sẽ rất mắc khi chúng ta làm lẻ, nên khi làm mạch in thủ công, tuy có một số hạn chế, nhưng giá thành sẽ rẻ hơn rất nhiều.

Nguyên liệu và dụng cụ

Phíp đồng – một tấm nhựa được tráng đồng một mặt hay hai mặt (ta dùng loại một mặt, 15k tại chợ Nhật Tảo).
[IMG]
Giấy thuốc đã in mạch in (sẽ trình bày ở dưới).
Nhựa thông lỏng (mua ở chợ Nhật Tảo với giá 10 ngàn trở xuống).
Gói thuốc ngâm mạch (FeCl3 dạng khan, 3 ngàn tại chợ Nhật Tảo).
Dao cắt mica (15 ngàn tại chợ Nhật Tảo với tên là dao cắt mạch). Bàn ủi.
Hộp nhựa (không được dùng hộp kim loại), dùng để đựng FeCl3. Một đôi đũa nhựa dùng để khuấy dung dịch và cớt mạch in lên.
Khoan mạch cầm tay cùng adapter 12V (khoảng 40k – chưa tính tiền adapter), mũi khoan 0.7 - 0.8mm (cho lỗ 30 mil), 1mm (cho lỗ 40 mil). Cùng một cuốn sách cũ để kê lên khoan.
Cọ vẽ hay bông ngoáy tai để quét nhựa thông.
Miếng chùi nồi bằng inox và miếng rửa chén bằng mút vàng (sử dụng mặt nhám màu xanh lá đằng sau)


Chú ý:FeCl3 là hóa chất ăn mòn mạnh, có tính axit, không được dây vào mắt, hay uống. Không được đựng trong đồ kim loại vì sẽ ăn mòn kim loại, chỉ đựng trong hũ nhựa. Khi hòa tan muối khan vào nước sẽ tỏa nhiệt rất mạnh và nước có thể sôi. Khi dính vào quần áo, không thể tẩy ra. Khi chạm vào tay, tay sẽ hơi bị khô, cần rửa sạch với nước, không nên để lâu.

Tiến hành

In mạch

Bạn cần có một file mạch in như hình, có thể thiết kế bằng Orcad, Altium hay Proteus…, sau đó hãy dùng tính năng xuất file PDF, để xuất lớpBottom theo đúng chiều (không Mirror) và kích thước

100%.Dùng Adobe Illustrator đểcopy nhiều bản trên 1 trang giấy đểtiết kiệm khi in.
[IMG]

Sau đó, ra tiệm in Lam Sơn (46 Đồng Nai, Phường 15, Quận 10, TPHCM), in file PDF và in trên giấy thuốc. Mạch phải được in bằng mực laser, trên mặt láng của giấy thuốc, in đậm màu, đường mạch rõ nét, liên tục (giá là 2 ngàn 1 tờ).Cắt phần nào cảm thấy tốt nhất, dùng để làm mạch.

Cắt mạch

Đo kích thước của board cần làm, sau đó thêm 1mm mỗi cạnh (để phòng hờ). Sau đó, dùng bút lông dầu (bút ghi đĩa CD) vẽ lên phíp đồng trên 2 mặt (mặt đồng lẫn mặt nhựa).
Dùng dao rọc mica, cắt 2 mặt sâu xuống 1/3 đến 1/2 chiều dày board. Ban đầu hãy dùng thước nhựa cứng hay thước sắt để định nét cắt. Khi đã có vết cắt rồi thì bỏ thước ra để rọc cho nhanh.
Phải rọc cả 2 mặt. Khi đã rọc đủ, hãy dùng tay bẻ nhè nhẹ board theo 2 phía, sao cho đến khi board đứt ra khỏi phíp.[IMG]
[IMG]

Hãy dùng mặt nhám miếng rửa chén (phần màu xanh lá của miếng mút vàng) để chà hết đồng oxide. Chà cho đến khi thấy board thật sáng bóng.
Dùng miếng giấy đã in hình mạch in, gói board đồng vừa cắt ra sao cho bị trí mạch in đúng với vị trí board. Mặt in mạch của giấy (mặt láng) áp với mặt đồng của board. Gấp lại cho chắc chắn (đảm bảo không bị xê dịch).

Ủi mạch

Hãy đảm bảo mạch không bị xê dịch bên trong giấy thuốc. Sau đó hãy dùng bàn ủi, chỉnh nhiệt độ cao nhất, vào ủi ở mặt nhám của giấy thuốc (không ủi mặt nhựa của board).
Hãy ủi từ 5 đến 10 phút, tùy vào kích thước board. Hãy ủi kỹ các góc cạnh, vì phần đó nằm phía rìa nên lượng nhiệt thường tới ít hơn. Sau khi ủi xong, hãy để nguội từ từ , không ngâm nước.
Sau khi để nguội một thời gian, hãy bóc từ từ lớp giấy thuốc ra, không bóc nhanh, có thể làm tróc mực.
Với những chỗ có màu đen, không phải màu xám (do không có giấy bám vào), hãy đồ lại bằng bút lông dầu.
[IMG]


Ngâm mạch
Hãy đổ nguyên gói FeCl3 vào hộp nhựa, rồi sau đó hãy đổ nước khoảng 50ml (không cho nước vào trước vì FeCl3 khan háo nước rất mạnh, sẽ làm nước bắn vào mắt). Khi đó, dung dịch còn rất nóng, có thể làm nước sôi, nên hãy cẩn thận.
Khuấy đều dung dịch bằng đũa, ngay sau đó hãy cho board đồng đã được ủi và lột giấy vào dung dịch khi còn nóng (dung dịch nguội cũng được nhưng dung dịch nóng sẽ ăn đồng nhanh hơn).
Khi đó, FeCl3 sẽ tác dụng với Cu trên board tạo CuCl2 và FeCl2 hòa tan vào dung dịch, tuy nhiên nó lại không tác dụng được với phần đồng được lớp mực bảo vệ.
Hãy khuấy đều và kiểm tra board thường xuyên (khoảng 2 - 3 phút một lần). Nếu board đồng đã được ăn hết đồng (trên board ngoài những vùng mực bảo vệ thì chỉ còn lại màu nhựa, màu đồng đã biến mất hoàn toàn (kể cả màu xanh lá của muối). Khi đó cần vớtmạch ra ngay (bằng đũa hay dụng cụ gắp bằng nhựa hay gỗ, không dung tay vì FeCl3 sẽ ăn tay), nếu không vớt mạch kịp thời, FeCl3 sẽ ăn tới phần đồng được mực bảo vệ, có thể làm đường mạch loang lỗ, hay thậm chí đứt mạch. Sau khi vớt mạch, rửa lại với nước (chưa tẩy lớp mực đi).
[IMG]

Khoan mạch

Khi mạch đang còn ướt khi vửa mới rửa với nước, hãy tranh thủ khoan mạch. Hãy dung khoan máy nhỏ chuyên dùng khoan mạch in, lắp mũi khoan và cắm điện. Kê mạch lên 1 cuốn sách để dễ khoan.
[IMG]
Với lỗ 30 mil (30 th, 1 mil = 1 th = 1/1000 inch), hãy chọn mũi khoan 0.8 hay 0.7mm. Với lỗ 40mil, hãy chọn mũi 1mm.
Cầm khoan thẳng đứng, mắt hãy chú ý xem khoan có thẳng hay chưa (khoan không thẳng, linh kiện khó cắm vào được). Để mũi khoan vào lỗ chính xác. Vì ở giữa lỗ , có một phần đồng bị ăn nên tạo ra một chỗ lõm xuống giúp chúng ta dễ khoan hơn.
Sau đó hãy bấm nút để khoan, khi khoan hết mặt bên kia thì dừng lại rồi rút khoan ra. Tiếp tục khoan cho đến hết các lỗ có cùng kích thước.
Khi đã khoan hết lỗ cùng kích thước, rút điện và thay mũi khoan có kích thước khác. Sau đó cắm điện và tiếp tục khoan cho đến hết.
Sau khi khoan hết, hãy dung miếng chùi nồi bằng inox để tẩy hết mực in. Sau đó dùng mặt nhám màu xanh của miếng mút rửa chén đánh mịn board lại lần nữa cho đẹp. Nhớ đánh cả 2 mặt vì mặt nhựa còn có thể có các phần nhựa thừa ra khi khoan.

Phủ nhựa thông
Sau khi tẩy hết lớp mực, hãy dùng giấy chủi cho board khô. Sau đó hãy bắt đầu hàn mạch. Các linh kiện cần được hàn theo thứ tự từ thấp đến cao.
Sau khi đã hàn xong, hãy dung cọ vẽ hay bông khoáy tai để chấm nhựa thong lỏng. Sau đó hãy quét lên board một lớp mỏng. Không được chửa chỗ nào, tuy nhiên chỉ quét một lớp mỏng thôi.
Nếu không quét kỹ, phần không được nhựa thong bao bọc sẽ nhanh chóng bị oxi hóa thành màu đen và dẫn điện không tốt.
Nếu quét quá nhiều, nhựa thông lỏng có thể chảy qua bên kia và len lỏi vào linh kiện, làm cho các linh kiện cơ học như công tắc sẽ bị dính các cơ cấu bên trong, không còn làm việc đuợc nữa.
Sau khi quét hãy để nhựa thông khô (khi đã khô, nhựa thong không còn dính nữa, khoảng vài tiếng nhựa thông mới khô hoàn toàn). Có thể dung máy sấy để rút ngắn thời gian.

Nguồn: Diễn đàn Vi điều khiển


Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2018

HƯỚNG DẪN LÀM MẠCH LED NHÁY THEO NHẠC

Trước khi bắt tay vào làm, demo trước cho các bạn xem đoạn video


10 thanh



1 thanh


Phần LED nháy theo nhạc
1) Làm mạch in

Các bước làm mạch in bao gồm
- In mạch ra giấy
- Cắt bo đồng
- Ủi bo
- Ngâm mạch
- Chùi mực
- Khoan lỗ
- Quét nhựa thông
các bạn có thể xem thêm ở bài viết Hướng dẫn làm mạch đồng hồ số

Download File mạch in Tại đây
Sơ đồ nguyên lý

2) Hàn linh kiện
Chúng ta sẽ vào công đoạn hàn linh kiện lên bo, Nguyên tắc luôn là Hàn linh kiện từ thấp lên cao
Ở đây chipn24 hàn linh kiện lên bo đặt ở nhà máy, nên có phần in tên linh kiện ở mặt trên



Hàn dàn điện trở 8K2



Hàn điện trở 12 ohm



Hàn điện trở 330K + 3M3 (cộng lại là 3M6, do bên ngoài ko có điện trở 3M6 như trong thiết kế)



Hàn điện trở vào led, ở đây chipn24 dùng led đục quảng cáo, nên giá trị điện trở như bên dưới là thích hợp cho độ sáng led



Hàn đế IC 14 chân




Hàn led
- Từ Q1 -> Q6:      led ĐỎ
- Từ Q7 -> Q15:    led VÀNG
- Từ Q16 -> Q40:  led XANH LÁ




Hàn các linh kiện còn lại



Hàn dây nguồn + dây tín hiệu



Lưu ý: Nguồn cấp 12VDC

3) Test mạch
- Kiểm tra lại các mối hàn, xem đã ăn chì hết chưa, có chạm chập ở đâu ko
- Gắn IC LM324 vào đúng chiều
- Cấp nguồn
- Chạm thử dây IN vào +12V, nếu đèn sáng hết là ok
- Tách dây IN ra khỏi nguồn +12V, chạm thử ngón tay vào dây IN, nếu led sáng mờ mờ khoảng 10 nấc là OK

Chú ý: Ko thể dùng dùng ngõ ra của máy tính, điện thoại, hay MP3 để làm tín hiệu nháy, vì rất bé, bắt buộc ta phải làm Bo cấp tín hiệu

Chuyển sang bước Làm Bo tín hiệu

Phần 2: Làm Bo cấp tín hiệu

1) Bo 2 kênh: Ở đây chipn24 vẽ lại mạch 2 kênh,

Danh sách linh kiện cần dùng

STT Linh kiện SL
1 Tụ 182 2
2 Tụ 104 7
3 Tụ 100uF 3
4 Tụ 220uF 1
5 Tụ 470uF 1
6 Tụ 333 2
7 1N4148 2
8 LED 1
9 Diode zerner 6V2 1
10 JACK AUDIO 3.5MM -V1 1
11 JACK DC 1
12 Domino 2 1
13 Điện trở 330K 2
14 Điện trở 10K 4
15 Điện trở 680K 2
16 Điện trở 56K 2
17 Điện trở 470K 2
18 Điện trở 1M8 2
19 Biến trở VR 20K (203) 2
20 Điện trở 1K5 1
21 Điện trở 180R 1
22 Điện trở 1K5 1
23 Điện trở 100K 2
24 Biến trở VR 100K (105) 1
25 Điện trở 47K 1
26 LM324 2

Mạch in



Tải File mạch in Tại đây

Hàn linh kiện







2) Bo 10 kênh

Mạch 10 kênh các bạn có thể tải về và tự làm ở đây
Mạch in
Sơ đồ nguyên lý
Mặt linh kiện


Hoặc các bạn có thể đặt mua Bo CPU đã được làm sẵn tại đây
http://chipn24.com/ct/chi-tiet/439/bo-dieu-khien-10-kenh-led-nhay-theo-nhac-lm324.html

Thêm chú thích




Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2018

ATMEGA16 + DS1307 + LCD + LED 7 DOAN



Chức năng của mạch hiển thị thời gian nhiệt độ trên led 7, thông điệp trên LCD chức năng hẹn giờ , báo chuông . 
Mạch khá thú vị 

Link download: MediaFire

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2018

Hướng dẫn Fuse bit cho chip ATMega8 dùng mạch nạp AVR910, phần mềm AVR Prog

Hôm nay chipn24 - chip24h sẽ hướng dẫn các bạn Fuse bit cho chip ATMega8 dùng mạch nạp AVR910, phần mềm AVR Prog

Chú ý, để AVR Prog nhận ra mạch nạp, thì cổng COM phải nhỏ hơn hoặc bằng 4

Các bước làm như sau:
1) Mở phần mềm AVR Studio
Vào Tool, chọn AVR Prog




2) Chọn chip. Ở đây là ATmega8




3) Bấm Advanced để vào Fuse bit




4) Chip mới mua về thì nhấp Read, để phần mềm đọc cấu hình chip
Nhiều bạn tới bước này ko biết, nhào vô bấm Write, chip lên đường





Chú ý, ko đụng tới 2 cái sau, đụng vào là chip bạn sẽ ra đi vĩnh viễn, ko nạp được nữa
- SPI Enable: bật tắt chức năng nạp ISP của AVR
- Reset Disable: bật tắt chân Reset





4) Mặc định của chip mới mua về là chạy thạch anh nội, tần số 1M
Bây giờ bạn muốn chạy 8M thì sao? chọn như hình





Nếu mạch chạy thạch anh ngoài, thì chọn như hình. 




5) Sau đó bấm Write




Chú ý: Có thể dùng 2 mạch sau để cứu lại chip AVR , nếu vô tình bạn Fuse sai cầu chì
1) Mạch STK500 Full

2) Mạch Reset cầu chì AVR


Chúc các bạn thành công
www.chipn24.com

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

Hướng dẫn gắn LCD lên testboard

Hôm nay chipn24 sẽ hướng dẫn các bạn lắp 1 LCD lên testboard, để sau này có thể dùng vào những việc khác
Mạch đơn giản, nên chúng ta sẽ ko cần làm mạch in
Sơ đồ nguyên lý


Vật tư cần chuẩn bị
- 1 tấm Testboard (bo đồng có nhiều hàng lỗ sẵn)
- 1 Header đực đôi (ko có thì thay bằng thanh đơn cũng được)
- 1 Header đực đơn
- 1 Header cái vuông
- 1 biến trở 10K
- Điện trở, led



 1) Bẻ và Hàn Header đực đơn lên LCD



2) Cắt testboard theo đúng kích thước mong muốn, khoan 4 lỗ bắt ốc 



3) Hàn Header cái lên testboard



Mặt dưới



3) Hàn CON8



Mặt dưới



4) Hàn CON3



Mặt dưới



5) Hàn VR10K



Mặt dưới



6) Hàn chỗ cắm nguồn 5V




Mặt dưới
- Nguồn +:  đi dây phần đồng bên trên
- Mass: đi dây phần đồng bên dưới



7) Hàn chỗ cấp nguồn A-K
Có thể bỏ điện trở đi, để LCD sáng tối đa



Mặt dưới



8) Hàn LED báo nguồn



Mặt dưới:



Hoàn tất